Khi tìm hiểu cách đóng thùng loa kéo thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã có những am hiểu nhất định về các thiết bị âm thanh, đặc biệt là loa kẹo kéo.
Thùng loa không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng âm thanh truyền tải ra bên ngoài. Do đó, đóng thùng đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật chuyên môn mới có được chất âm như ý.
Bài viết hôm nay Nanomax sẽ giới thiệu đến bạn cách đóng thùng loa đơn giản, chuẩn kỹ thuật ngay tại nhà và một số lưu ý quan trọng.
1. Những điều cần biết về thùng loa1.1. Chức năng của thùng loa
Dưới đây là một số chức năng của thùng loa:
-
Tăng tính thẩm mỹ hơn cho loa.
-
Là lớp vỏ bọc bảo vệ những bộ phận cùng với mạch điện tử bên trong loa.
-
Chống lại sự chập mạch âm học.
-
Hạn chế, triệt tiêu sóng đứng hay cộng hưởng không mong muốn phát sinh trong quá trình sử dụng.
1.2. Loại thùng
Thông thường, thùng loa được chia làm 2 loại:
Được thiết kế vô cùng chắc chắn để không để các linh kiện, mạch điện tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Thùng có thể đáp tuyến tốt với mọi tần số.
Hầu hết các sản phẩm loa kéo trên thị trường đều sử dụng loại này.
Kết cấu hở để thông hơi và không khí có thể từ đó đi ra ngoài.
Chất lượng loa bền và âm thanh cũng chuẩn hơn.
1.3. Thành phần của một chiếc loa kéo
-
Củ loa
-
Thùng loa
-
Mạch phân tần
-
Bình ắc quy
-
Một số phụ kiện khác như: dây nối, lỗ dội âm,…
Có thể bạn quan tâm >>> Giới thiệu các loại bình ắc quy trên loa kéo Nanomax.
2. Các loại gỗ thường dùng để đóng thùng
Có khá nhiều loại gỗ để đóng thùng loa, nhưng hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu 3 loại gỗ thường dùng nhất.
Làm từ các loại gỗ lạng dán lại với nhau theo chiều vân gỗ bằng keo Phenol và ép chặt dưới tác dụng nhiệt.
Sử dụng để đóng thùng loa di động hoặc loa sân khấu.
Trọng lượng nhẹ nên có thể thoải mái di chuyển mọi nơi.
Giá thành cao.
Làm từ các loại gỗ rừng với độ bền cao như: gỗ keo, tràm, bạch đàn,… và được sơ chế thành dăm, trộn đều với keo và ép chặt nhau để tạo thành.
Chịu được tác động mạnh nên có độ bền và tuổi thọ cao.
Sử dụng chủ yếu để làm loa xem phim.
Được làm từ công nghệ ép ván sợi đặc biệt.
Gỗ không có khả năng chống ẩm.
Khi đóng loa bằng gỗ MDF cần phủ một lớp sơn để giúp ổn định tiếng nhạc và tăng tính thẩm mỹ cho loa.
3. Hướng dẫn cách đóng thùng loa cơ bản
Sau đây, Nanomax sẽ giới thiệu các bước đóng thùng loa theo quy trình chuẩn và nhanh chóng nhất. Ở đây đã mặc định việc chuẩn bị đủ các linh kiện và cắt sẵn những tấm gỗ đúng kích thước.
Bước 1: Phân loại các tấm gỗ bên trong thùng loa. Đây chỉ là bước đơn giản để nhận dạng và tránh xảy ra sai sót.
Bước 2: Khoan 2 lỗ để bố trí củ loa ở miếng gỗ được sử dụng làm mặt trước loa, kích thước của 2 lỗ và vị trí khoan cũng phụ thuộc vào kích thước loa đã chọn.
Bước 3: Khoan tiếp 2 lỗ vào miếng gỗ dùng làm mặt sau loa, 1 lỗ dùng để thông hơi và 1 lỗ dùng để các cọc loa.
Bước 4: Ghép nối các bộ phận bên trong loa và đặt chúng sao cho đúng vị trí bao gồm: loa Treble và loa Bass đặt trong thùng loa, các dây nối ở mạch phân tầng với củ loa cùng với jack cắm đầu vào, đầu ra.
Bước 5: Với những miếng gỗ còn lại chỉ cần dùng keo hoặc vít để ghép lại với nhau.
Bước 6: Phun sơn để tránh ẩm mốc và tăng độ thẩm mỹ, ngoài ra có thể chọn dung dịch chống mối mọt để tăng độ bền lâu dài cho thùng.
4. Một số lưu ý trong cách đóng thùng loa kéo
-
Trước khi đóng thùng, cần xác định kiểu thùng loa mà bạn muốn đóng.
-
Cách đóng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đặc tính của mỗi dòng loa sử dụng.
-
Ngoài ra, nên lựa chọn chất liệu gỗ tốt để thùng loa chất lượng, độ bền cao và có tính thẩm mỹ hơn.
-
Đóng thùng loa là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao và tính cẩn thận của người thực hiện.
Bài viết trên đây là hướng dẫn về các bước đóng thùng loa cơ bản và dễ hoàn thiện. Mong rằng những chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về việc đóng thùng loa và áp dụng thành công.
Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc về bài viết hay muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Nanomax. Xin cảm ơn!